BỆNH VIỆN YHCT TỈNH BẾN TRE

http://bvyhctbentre.vn


Công tác tuyến

LỜI NÓI ĐẦU
  Hoạt động chỉ đạo tuyến, chuyển tuyến là một trong những nội dung, giải pháp thực hiện công tác chỉ đạo tuyến. Nói đến chỉ đạo tuyến là nói đến việc hỗ trợ nâng cao năng lực chuyên môn cho tuyến dưới và thực hiện việc quản lý chuyển tuyến, thông tin hai chiều giữa tuyến trên và tuyến dưới trong hệ thống khám chữa bệnh.
  Thực hiện quản lý chuyển tuyến với quy định cụ thể về thông tin hai chiều, phản hồi thông tin người bệnh chuyển tuyến, báo cáo chuyển tuyến giữa tuyến trên và tuyến dưới trong hệ thống khám bệnh, chữa bệnh giúp phát hiện sai sót chuyên môn tuyến dưới, năng lực, trình độ chuyên môn tuyến dưới từ đó có thể xác định nhu cầu đào tạo nâng cao năng lực tuyến dưới.
  Sự gắn kết của các tuyến y tế trong hoạt động chỉ đạo tuyến, chuyển tuyến giúp tăng cường hiệu quả của các nguồn lực của bệnh viện và các dịch vụ chăm sóc sức khỏe ban đầu, hỗ trợ cho y tế tuyến dưới nâng cao năng lực và tăng cường tiếp cận chăm sóc chất lượng tốt hơn.
I. Quy chế chỉ đạo công tác tuyến:
1. Xây dựng kế hoạch chỉ đạo tuyến:
Trong kế hoạch công tác hàng năm, phòng Kế hoạch tổng hợp xây dựng kế hoạch, phối hợi với Sở Y tế  theo dõi, giám sát chỉ đạo tuyến tại các khoa YHCT trong bệnh viện đa khoa, TTYT huyện; thành phố; tỉnh.
2.  Khám bệnh và chữa bệnh:
- Hướng dẫn và tạo điều kiện cho tuyến dưới nâng cao chất lượng khám bệnh, chữa bệnh, thực hiện đúng tuyến kỹ thuật.
- Thông báo kịp thời các sai sót về chuyên môn kỹ thuật
- Kiểm tra việc thực hiện quy chế bệnh viện, quy định kỹ thuật bệnh viện
- Hỗ trợ kỹ thuật khi có yêu cầu.
- Định kỳ sinh hoạt và lắng nghe ý kiến đóng góp của tuyến dưới.
3. Đào tạo cán bộ:
  Nhận cán bộ chuyên môn của tuyến dưới về thực hành, nâng cao tay nghề.
  Tổ chức các lớp đào tạo, chuyển giao về chuyên môn kỹ thuật tại bệnh viện
4. Nghiên cứu khoa học công nghệ:- Thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học về chỉ đạo tuyến.
  Hướng dẫn và phối hợp với tuyến dưới làm nghiên cứu khoa học.
5. Hướng về cộng đồng:
  Cùng với tuyến dưới hướng về cộng đồng thực hiện chăm sóc sức khỏe ban đầu, giữ gìn vệ sinh môi trường, tham gia phòng chống dịch bệnh.
  Sẵn sàng ứng cứu hỗ trợ tuyến dưới khi trong địa bàn có thảm họa và các tệ nạn xã hội.
6.  Sơ kết, tổng kết:
Tổ chức sơ kết 3 tháng, 6 tháng, 9 tháng và tổng kết năm (12 tháng) việc chỉ đạo tuyến dưới theo kế hoạch của bệnh viện.
II. Nội dung, nhiệm vụ:
1. Chỉ đạo tuyến công tác khám, chữa bệnh:
  Khảo sát đánh giá năng lực chuyên môn và nhu cầu đào tạo của tuyến dưới. Hướng dẫn và tạo điều kiện cho tuyến dưới nâng cao chất lượng khám bệnh, chữa bệnh, thực hiện đúng tuyến kỹ thuật; thông báo kịp thời các sai sót về chuyên môn kỹ thuật.
  Kiểm tra việc thực hiện quy chế chuyên môn, quy trình kỹ thuật của đơn vị tuyến dưới.
  Hỗ trợ kỹ thuật tuyến dưới khi có yêu cầu
  Định kỳ sinh hoạt và lắng nghe ý kiến đóng góp của tuyến dưới
  Xây dựng phương án chuyển tuyến trong phạm vi được phân công
  Tổ chức thực hiện công tác đào tạo lại, đào tạo liên tục cho cán bộ của các đơn vị tuyến dưới về chuyên môn kỹ thuật tại bệnh viện hoặc tại cơ sở
  Tiếp nhận cán bộ chuyên môn của tuyến dưới về học tập thực hành, nâng cao tay nghề.
2. Tổ chức thực hiện công tác nghiên cứu khoa học - công nghệ:
  Thực hiện nghiên cứu khoa học về chỉ đạo tuyến
  Hướng dẫn và phối hợp với tuyến dưới nghiên cứu xây dựng mô hình chuyển
3. Triển khai công tác hướng về cộng đồng:
  Cùng với tuyến dưới hướng về cộng đồng thực hiện chăm sóc sức khoẻ ban đầu, giữ gìn vệ sinh môi trường, tham gia phòng chống dịch bệnh
  Sẵn sàng ứng cứu hỗ trợ tuyến dưới khi trong địa bàn xảy ra thảm họa, thiên tai và dịch bệnh
4. Tham gia phối hợp với đơn vị đầu ngành trong việc thực hiện nhiệm vụ chỉ đạo tuyến.
 5. Hàng năm các đơn vị tổ chức tổng kết việc thực hiện công tác chỉ đạo tuyến theo kế hoạch và báo cáo kết quả với đơn vị làm đầu ngành cho từng chuyên khoa, chuyên ngành./.

Nguồn tin: BS. HÀ VĂN KIỆT

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây